Cách vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống của người Việt

Vái lạy luôn là hình thức bắt buộc mà tất cả những đám tang, viếng người đã khuất phải có, với ý nghĩa thể hiện sự đưa tiễn trang trọng mà những người còn sống thực hiện. Chính vì vậy, rất nhiều người thường băn khoăn và không biết rằng đi viếng đám tang như thế nào, vái lạy mấy lần?,... thì bài viết này của tangletainghean.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức vái lạy trong đám tang theo đúng phong tục truyền thống của người Việt ta. 

1. Đám tang (đám ma) là gì?

Đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết.

Tang lễ được tổ chức khác nhau ở các dân tộc trên Việt Nam, mỗi một dân tộc có những nghi lễ tổ chức khác nhau mặc dù không nhiều nhưng đều có những bước cơ bản tương đối giống nhau ở các người Kinh cũng như các dân tộc thiểu số khác. Trong tang lễ ngày nay lại có những điểm khác so với thời kỳ từ thế kỷ 20 trở về trước.

2. Nghi thức vái lạy trong đám tang

Cách lạy đám tang đúng cách là thể hiện lòng cung kính với người đã khuất. Việc này không nên khinh suất mà cần phải thật tỉ mỉ. Đặc biệt là với sự cầu kỳ của phong tục của người Á Đông.

1. LẠY tức là chắp hai tay đưa cao quá trán và hạ từ từ xuống phía trước mặt đến ngang ngực và trong một số trường hợp rất cung kính thì người lạy tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất rồi đầu cuối đến khi trán chạm đất thì hết quy trình 1 lạy. Nếu người lạy ở tư thế đứng lạy thì có thể kẹp thêm một nén nhang giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau cũng được. Với động tác lạy thì người lạy phải nhìn về phía trước, khi tay đưa xuống thì đầu đồng thời cuối xuống theo.

2. VÁI là đứng (hoặc quỳ), hai tay chắp như lạy nhưng động tác đưa xuống nhanh hơn và chỉ đưa đến trước ngực, đầu cúi xuống khi vái.

Vái có hình thức tương tự như lạy nhưng tốc độ nhanh hơn, đầu hơi cúi. Vái làm sau khi lạy và chỉ vái 2 cái. Đây là các hình thức bắt buộc phải có trong phong tục của người Việt khi tham gia các lễ cúng tế, khi đi chùa, đặc biệt là khi dự đám tang.

Cách lạy đám tang của Việt Nam sẽ đặc biệt hơn một chút. Đối với người Việt, khi vái lạy đám tang thì phân chia thành 2 kiểu đó là của 2 giới đàn ông và đàn bà.

Đàn ông: Vẫn là tư thế đứng nghiêm, chắp tay trước ngực, đưa tay lên quá đầu rồi cúi xuống. Sau đó, đưa tay xòe úp xuống đất, quỳ gối và cúi mình xuống, gần chạm trán với mặt đất. Cuối cùng, úp hai bàn tay lại để lên đầu gối chân trái, co lên và đứng dậy.

Đàn bà: Ngồi xuống đất để hai chân vắt chéo nghiêng về bên trái, bàn chân phải thì ngửa lên và để dưới đùi chân trái. Sau đó, chắp tay để trước mặt đưa lên trên trán rồi dần cúi đầu xuống. Để đầu gần chạm đất thì đưa xòe bàn tay để lên đầu. Để nguyên tư thế đó 1, 2 giây rồi lạy vài lần theo đúng nghi thức, sau đứng lên và lùi về sau. Người nhà đáp lễ người đến viếng cần trả bằng số lạy và số vái của họ để thể hiện sự “ đáp lễ đầy đủ”.

Thông thường thì lạy có 3 kiểu: Lạy 2 lạy, lạy 3 lạy và lạy 4 lạy. Còn Vái (còn gọi là bái) thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi (cho dù có thực hiện 2, 3, hay 4 lạy cũng thế).

 

Cách vái lạy trong đám tang

 

3. Theo người Việt Nam, việc vái lạy không chỉ dành cho khi khi đi dự đám tang, lạy khi cúng tế, lạy Phật ở chùa,... mà vái lạy còn dùng cho người sống nữa. Ngày xưa, chắc các bạn nghe từ "Lạy mẹ con đi lấy chồng", đọc thơ Nguyễn Du cũng thấy có việc lạy người sống đấy thôi. Ngày xưa ở miền Bắc (thời phong kiến) khi con dâu mới về nhà chồng đều phải lạy (còn gọi là "lễ") cha mẹ chồng. Hoặc khi làm lễ mừng thọ thì cũng có chuyện người sống lạy người sống đó thôi.

4. Về cách lạy: Người ta chỉ lạy 2 lạy dành cho người sống; Lạy 3 lạy dành cho lạy Phật, lạy thần thánh (ví dụ khi cúng đất đai) và lạy 4 lạy để lạy vong (hồn người chết).

5. Khi nhà nào đó có người qua đời thì người ta chỉ đi viếng (còn gọi là đi đám tang) sau khi đã nhập liệm (đã liệm người quá cố vào trong quan tài). Lúc đó mới có chuyện vái lạy.

6. Quan niệm về lạy khi dự đám tang cũng có nguyên tắc của nó. Khi người quá cố còn đó (dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng thì chỉ lạy 2 lạy (và vái 2 vái). Một số gia đình có để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy (và 2 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống). Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (và vái 3 vái).

7. Việc đại diện gia đình (con, chồng/vợ, anh chị em,... của người quá cố) lạy đáp lễ (lạy trả) người đi đám tang chỉ thực hiện khi quan tài người quá cố còn đang quàng tại nơi làm lễ (gia đình, nhà tang lễ,...) chứ không thực hiện khi đã an táng xong người quá cố. Việc đáp lễ tức là thay mặt người quá cố đáp trả lễ của người đến viếng. Do đó, khi người đi viếng lạy bao nhiêu lạy thì phải đáp trả bấy nhiêu lạy (không nhiều hơn, không ít hơn). Điều này không phải là "trả hết lễ" mà chỉ mang ý nghĩa "đáp lễ một cách đầy đủ".

3. Ý nghĩa của cách lạy đám tang

Người ta sẽ thực hiện nghi thức vái lạy sau khi đã nhập liệm, tức là người quá cố đã được liệm vào trong quan tài. Đôi khi nhìn vào cách lạy đám tang có thể đoán được mối quan hệ của họ với nhau.

Có trường hợp khi lạy thì qua loa, cẩu thả cho xong thì đầu họ sẽ không cúi sát xuống đất, thao tác nhanh, đơn giản và không tôn nghiêm. Điều này chứng tỏ họ đến tham gia tang lễ là bị bắt buộc, vốn chỉ là đi cho có, hành lễ cho xong việc.

Ngược lại, khi thao tác chậm rãi, thái độ đau buồn nhưng trang nghiêm mà hành lễ thì mối quan hệ của họ tốt đẹp. Hoặc vài trường hợp chứng tỏ người đi dự tang có học thức, có văn minh, hành xử lịch sự.

Việc này thể hiện sự thương tiếc, lòng kính cẩn của người còn sống với người đã mất. Cách lạy trong đám tang một phần thể hiện thái độ của người bái tế với người đã thăng thiên.

Nếu không sợ dơ bẩn quần áo, tay chắp cùng với nén hương mà quỳ xuống vái lạy thì càng chứng tỏ tâm họ đã không còn vướng bận điều gì. Khi họ hoàn tất quy trình bái lạy một cách trang nghiêm, một lòng hướng về người nằm đó thì coi như đó là sự hiếu kính cuối cùng mà họ có thể làm được khi người đã ra đi.

Hành động chắp tay cúi mình, cúi đầu hay quỳ xuống trước ban thờ, quan tài của người đã mất không phải là hành động thấp hèn. Nó cũng không phải việc gì làm mất nhân cách hay sự tôn quý của một con người.

Khi thực hiện nghi thức này, dường như còn có ý nghĩa hy vọng người ra đi được siêu thoát ở thế giới bên kia. Đó là đạo nghĩa của con người tiến bộ. Đây như một sự giao cảm với bề trên, việc bái lạy bày tỏ niềm tôn kính và sự tưởng niệm trong các đám tang.

Cách lạy đám tang đúng mực không những có giá trị về hình thức mà đôi khi còn ảnh hưởng đến vấn đề tâm linh. Ngay từ khi tu dưỡng đạo đức làm người, chúng ta đã phải học cách bái lạy. Đây được coi là một nghi thức, cũng là truyền thống cao đẹp, thấm sâu vào tâm thức con người Việt từ bao đời.

DỊCH VỤ TANG LỄ TRỌN GÓI NGHỆ AN

CS1: Xã Hưng Tây - Huyện Hưng Nguyên - Tỉnh Nghệ An
CS2: Sau nhà 88 Đường Hồ Học Lãm - Xã Hưng Đông - TP Vinh - Nghệ An
Hotline:  0979.167.323


Tin khác



Lien he
0979.167.323