Những điều cần biết về tang lễ của người Việt

 Tang lễ được tổ chức khác nhau ở các dân tộc trên Việt Nam, mỗi một dân tộc có những nghi lễ tổ chức khác nhau mặc dù không nhiều nhưng đều có những bước cơ bản tương đối giống nhau ở các người Kinh cũng như các dân tộc thiểu số khác. Trong tang lễ ngày nay lại có những điểm khác so với thời kỳ từ thế kỷ 20 trở về trước.

Ma chay

Đối với những trường hợp người gần chết, người thân có thể phán đoán biết trước thì việc đầu tiên là hỏi xem người gần chết có trăn trối những gì, những lời nhắn nhủ lúc này được gọi là di ngôn, hỏi người đó có tự đặt lấy tên thụy (hay còn gọi là tên hèm) tức là tên sau này để khấn khi cúng cơm nên còn được gọi là tên cúng cơm. Kế tiếp dùng nước ngũ vị hương lau sạch sẽ thân người, thay đổi quần áo tươm tất. Khi người đó tắt hơi rồi, lấy chiếc đũa để ngang hàm gọi là cài hàm để cho răng khỏi nghiến vào nhau, sau bỏ một vốc gạo và ba đồng tiền vào miệng, nhà giàu thì thường dùng ba miếng vàng sống, đây được gọi là ngậm hàm hoặc phạn hàm

Trùng tang

Theo phong tục, ngày giờ người chết vừa tắt thở phải nhớ chính xác để đem cho thầy tự xem có bị rơi vào giờ trùng tang hoặc bị quỷ tinh ám ảnh hay không. Nếu gặp ngày giờ xấu thì phải nhờ thầy dùng bùa để tống xuất, lá bùa này được dán trên quan tài và cho vào những vỏ ốc chôn ở bốn phía ngôi mộ, hoặc bỏ vào quan tài một cỗ bài tổ tôm, quyển lịch Tàu hay lịch ta, tàu lá gói để trấn áp ma quỷ, hoặc khi đem chôn thì có hai hay nhiều phương tướng đi trước đám tang, ăn mặc như tướng quân, múa đao để trừ tà ma ở dọc đường hoặc ở mộ huyệt (trường hợp này mộ huyệt phải đào tam cấp).

Hạ tịch

Đưa người vừa mất xuống chiếu trải dưới đất 1 chốc rồi đưa lên lại, lấy nghĩa người bởi đất sinh ra thì khi chết lại về với đất (nhân sinh ư thổ, diệc hoàn ư thổ) hoặc để lấy đủ âm dương cho người chết, hoặc hy vọng rằng việc này có thể hoàn sinh khí cho người đã mất.

Cáo phó

Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thích. Ngày nay có thể đăng cáo phó trên các phương tiện truyền thông hoặc gọi điện thoại báo tin. 

Trên cáo phó phải ghi rõ tên người chết, ngày sinh và mất, và chi tiết về tang lễ như thời gian địa điểm làm lễ nhập quan và di quan…

Khâm liệm và nhập quan

Khâm liệm là dùng vải để quấn người chết, thường thì người nhà dùng vải thường trắng (đối với gia đình khá giả dùng vải tơ lụa) may làm đại liệm, tiểu liệm. Sau khi niệm xong, những người thân đứng quanh quan tài, nâng người chết bằng 4 góc của tấm vải tạ quan và đặt vào quan tài gọi là nhập quan. Trên quan tài đặt 1 chén cơm úp (2 chén cơm úp thành 1), trên có cắm đôi đũa và quả trứng gà luộc gọi là cơm bông, xưa có tục cướp cơm bông để cho trẻ ăn để phòng bệnh, quan tài phải quay đầu ra ngoài.

Thiết linh sàng, linh tọa

Linh sàng là giường của linh hồn, thường được lập ở phía đông, có quây màn và để gối như lúc sống. Linh tọa là bàn thờ đặt trước linh cữu, giữa linh tọa đặt bài vị bằng nan tre ghi họ tên hoặc ảnh người chết, 2 bên có đèn nến, trước có bát nhang, rượu và mâm ngũ quả

Tục lệ xưa sau khi chết 4 ngày thì con cháu mới mặc đồ tang gọi là lễ thành phục. Tang phục được quy định như sau: Con trai: đội mũ rơm quấn bẹ chuối, áo sô gai, cầm gậy (cha mất thì gậy tre, mẹ mất thì gậy vông vì thân tre tròn biểu tượng dương (cha); cành gỗ vông đẽo được thành hình vuông, biểu tượng âm (mẹ)). Con dâu, con gái: áo sô gai, thắt lưng bện bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không (tùy theo cha còn hay mẹ còn, con gái còn ở nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang. Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng. Con rể, anh em trai: mặc áo thụng trắng. Chị em gái: quấn vặn khăn trắng với tóc. 

DỊCH VỤ TANG LỄ TRỌN GÓI NGHỆ AN

CS1: Xã Hưng Tây - Huyện Hưng Nguyên - Tỉnh Nghệ An
CS2: Sau nhà 88 Đường Hồ Học Lãm - Xã Hưng Đông - TP Vinh - Nghệ An
Hotline:  0979.167.323


Tin khác



Lien he
0979.167.323